04 Bước tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông đơn giản nhất

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần được tổ chức nhằm tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; định hướng phát triển công ty và thông qua các quyết định quan trọng của công ty cổ phần. Việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông công ty cần được tiến hành theo trình tự mà pháp luật quy định. Sau đây, ILBS Law sẽ gửi đến bạn đọc 04 Bước tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông đơn giản nhất.

Cơ sở pháp lý:

Contents

I. Quy định của pháp luật về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) được quy định cụ thể tại Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

–  Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

–  Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

–  Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Báo cáo tài chính hằng năm;

c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;

d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;

e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

II. Trình tự thực hiện họp Đại hội đồng cổ đông

Việc lên kế hoạch và tổ chức do Người triệu tập họp ĐHĐCĐ thực hiện. Một cuộc họp ĐHĐCĐ sẽ được tiến hành theo trình tự sau sau:

Bước 1: Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp

Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp ĐHĐCĐ nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.

Bước 2: Chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp

Ngừoi triệu tập ĐHĐCĐ sẽ chuẩn bị nội dung cuộc họp. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp 2020 có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác

Bước 3: Mời họp ĐHĐCĐ

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn

Bước 4: Tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trên đây là 04 bước tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty đơn giản nhất mà ILBS Law gửi tới quý bạn đọc. Nếu có vướng mắc liên quan đến việc họp Đại hội đồng cổ đông công ty, Qúy bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:

  • Tư vấn qua khung chat trên Website hoặc email: ilbs.lawyer@gmail.com: áp dụng cho những khách hàng đang có băn khoăn, thắc mắc hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được thời gian hoặc chưa có nhu cầu cần phải đến văn phòng.
  • Tư vấn qua điện thoại 0935.998.552: Nếu khách hàng đang cần tư vấn gấp, cần gọi điện để được tư vấn ngay và đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau.
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: áp dụng với những trường hợp khách hàng muốn đến trực tiếp văn phòng để tư vấn  ngay theo yêu cầu của khách hàng, Luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chia sẻ trên mạng xã hội

Bình luận