Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định mới nhất

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vì vậy, muốn được bảo hộ thì nhãn hiệu cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Sau đây là bài viết về Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định mới nhất mà chúng tôi gửi tới bạn đọc.

Cơ sở pháp lý:

Contents

1. Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009),Nhãn hiệu(NH) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Cụ thể có các loại nhãn hiệu sau đây:

– Nhãn hiệu tập thể là NH dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận là NH mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu liên kết là các NH do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là NH được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.

Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu NH với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

3. Dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa NH:

  •  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  •  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm NH chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Việc xác định nhãn hiệu có đủ điều kiện để được bảo hộ hay không là rất quan trọng. Do đó, bạn đọc cần nắm vững được các điều kiện để được bảo hộ.

Khi cần thực hiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Quý Khách hàng có thể liên lạc với ILBS qua những phương thức tư vấn sau:

– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.

– Tư vấn qua hòm thư điện tử (email): Quý Khách hàng có thể gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử ilbs.lawyer@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.

– Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.

 

Chia sẻ trên mạng xã hội

Bình luận