Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực khi nào? Mới năm 2023
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho chủ nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất đinh, khi hết hạn thì chủ nhãn hiệu đó có nghĩa vụ phải gia hạn nhãn hiệu, nếu không giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó sẽ hết hiệu lực. Trong bài viết dưới đây của Luật ILBS Law, chúng tôi sẽ gửi tới Qúy khách hàng những trường hợp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Mời Qúy khách hàng cùng theo dõi bài viết!
Cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022.
Contents
1. Thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ được bảo hộ trong một khoảng thời gian theo quy định của pháp luật sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ phát sinh kể từ ngày được cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
(Theo khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022)
Như vậy, có thể thấy thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, khi gần hết thời hạn này chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn không quá 10 năm.
Qúy khách có thể tham khảo thêm bài viết: Quyền đăng ký nhãn hiệu.
2. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực khi nào?
Theo quy định tại Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
– Chủ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tuyên bố từ bỏ quyền đối với nhãn hiệu;
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp;
– Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
– Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Việc sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó;
– Nhãn hiệu được bảo hộ trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó.
Từ các trường hợp trên có thể thấy rằng hiệu lực của một nhãn hiệu sẽ tự động chấm dứt khi chủ sở hữu nhãn hiệu đó không thực hiện việc nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong thời hạn cho phép hoặc thậm chí Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tuyên bố từ bỏ quyền đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng tính đến ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ sở hữu phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.
Trình tự, thủ tục gia hạn này được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm:
+ Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực theo mẫu quy định;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu(trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào VBBH);
+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
+ Tài liệu khác (nếu cần).
Bước 2: Thẩm định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ ở Bước 1, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hồ sơ gia hạn trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 3: Nhận kết quả gia hạn
Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định ghi nhận gia hạn hiệu lực giấy và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp hoặc Quyết định từ chối gia hạn hiệu lực Văn bằng bảo hộ. Cập nhật nội dung gia hạn vào bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu có) và trả giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
Nội dung trên đây là phần tổng quát của chúng tôi về các trường hợp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực. Nếu có vướng mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, Qúy khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau:
– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
– Tư vấn qua hòm thư điện tử (email): Quý Khách hàng có thể gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử ilbs.lawyer@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
– Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.
Bình luận