Hướng dẫn thủ tục thành lập Công ty cổ phần đơn giản nhất

Việc thành lập công ty cổ phần được thực hiện theo trình tự nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật ILBS Law để nắm được trình tự các bước thực hiện thành lập công ty cổ phần nhé.

Cơ sở pháp lý:

Contents

I. Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần được thành lập bởi ít nhất 3 cổ đông. Do đó, điều kiện đầu tiên để mở công ty cổ phần là bạn phải đảm bảo số lượng cổ đông (có tối thiểu 3 cá nhân/ tổ chức cùng nhau sáng lập doanh nghiệp).

Ngoài ra, khi thành lập công ty cổ phần bạn cũng cần phải đáp ứng các điều kiện chung về thành lập công ty, bao gồm:

1. Tên công ty

Tên Tiếng Việt của doanh nghiệp phải bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Ví dụ Công ty TNHH Dịch vụ ILBS. Ở đây loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH, còn tên riêng sẽ là Dịch vụ ILBS.

Tên của doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Và lưu ý không được dùng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân…, để làm toàn bộ hoặc tên riêng của doanh nghiệp trừ trường hợp được các cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó đồng ý theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp có thể đặt tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt cho phù hợp theo quy định tại Điều 39 Luật doanh nghiệp 2020.

2. Địa chỉ công ty

Địa chỉ công ty cần lưu ý theo quy định của Luật nhà ở thì không được đặt tại nhà chung cư hay nhà tập thể không có chức năng thương mại.

3. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

4. Ngành nghề kinh doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, khi đăng  ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung chi tiết của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc Quyết định ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam  (Quyết định số 27/QĐ-TTg ban hành ngày 06 tháng 07 năm 2018).

5. Người đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Do đó, người đại diện theo pháp luật cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

II. Trình tự thủ tục thành lập công ty cổ phần

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập

Hồ sơ thành lập bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Danh sách người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện quản lý phần vốn góp đối với cổ đông là tổ chức.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp biết về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Thực hiện các công việc có liên quan sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn sẽ thực hiện việc khắc con dấu công ty, treo biển tại trụ sở, mua chữ ký số và hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp….

Trên đây là hướng dẫn trình tự thủ tục thành lập công ty cổ phần, nếu bạn đang cần đơn vị thành lập doanh nghiệp uy tín và nhanh chóng hãy liên hệ với chúng tôi qua số 0935.998.552 để chúng tôi tư vấn và thực hiện giúp bạn.

Xem thêm bài viết: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, uy tín

Chia sẻ trên mạng xã hội

Bình luận