Nhãn hiệu chứng nhận là gì? Quy định năm 2023
Nhãn hiệu chứng nhận là một loại nhãn hiệu đặc biệt chủ yếu xuất hiện trong lĩnh vực thương mại. Vậy, nhãn hiệu chứng nhận là gì? Loại nhãn hiệu này có gì khác biệt so với nhãn hiệu thông thường? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022.
Contents
1. Nhãn hiệu chứng nhận là gì?
Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
“Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu”.
Như vậy có thể thấy:
– Về bản chất thì nhãn hiệu chứng nhận cũng là một loại nhãn hiệu, được tạo nên bởi các dấu hiệu có khả năng phân biệt.
– Về chức năng, nhãn hiệu chứng nhận dùng để chứng nhận cho một loại sản phẩm, dịch vụ về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, chất lượng, độ an toàn,… nếu các sản phẩm, dịch vụ đó đáp ứng được các yêu cầu cụ thể để được sử dụng nhãn hiệu trên thực tế.
– Các chủ thể được quyền gắn nhãn hiệu chứng nhận lên sản phẩm khi đáp ứng các tiêu chuẩn của nhãn hiệu chứng nhận và được sự cho phép của chủ nhãn.
Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết: Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?
2. Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
(Theo khoản 4 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2019).
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Căn cứ Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bao gồm các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Lưu ý: Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
- Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
- Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
– Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Để hiểu rõ về quy trình đăng ký nhãn hiệu, quý khách có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
4. Sự khác biệt giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể
Tiêu chí so sánh | Nhãn hiệu tập thể | Nhãn hiệu chứng nhận |
Định nghĩa | Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. | Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. |
Chức năng | Phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của 01 tổ chức với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. | Dùng để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. |
Chủ thể sở hữu | Là các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. | Là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, độ chính xác, độ an toàn của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. |
Chủ thể sử dụng | Chỉ có các thành viên thuộc tổ chức mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể mà tổ chức đó đã đăng ký bảo hộ. | Cá nhân, tổ chức bất kỳ có hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện theo quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và được sự cho phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đó từ chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. |
Hy vọng những nội dung trên đây mà chúng tôi gửi tới Qúy khách hàng, sẽ giúp Qúy khách có được những thông tin bổ ích cho mình. Nếu có vướng mắc hoặc cần sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, Qúy khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau:
– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
– Tư vấn qua hòm thư điện tử (email): Quý Khách hàng có thể gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử ilbs.lawyer@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
– Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.
Bình luận