Nội dung của Hợp đồng theo quy định mới nhất
Nội dung của hợp đồng là vấn đề quan trọng khi thực hiện soạn thảo hợp đồng. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ hay hợp đồng thuê tài sản… sẽ có các nội dung khác nhau, tuy nhiên hợp đồng nói chung sẽ bao gồm các nội dung cơ bản. Chính vì vậy, bài viết dưới đây ILBS sẽ giải đáp những thắc mắc cho Quý khách hàng về nội dung của hợp đồng.
Cơ sở pháp lý:
Tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nội dung hợp đồng. Theo đó, Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng có thể có những nội dung như sau:
Contents
1. Chủ thể của hợp đồng
Thông thường trong hợp đồng, nội dung này được ghi nhận là thông tin các bên tham gia giao kết hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân).
Chủ thể của hợp đồng là căn cứ để xác định tư cách của chủ thể ký kết hợp đồng. Theo đó, nếu chủ thể là cá nhân thì chính người đó ký; nếu chủ thể là pháp nhân thì người ký kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền (kèm theo văn bản uỷ quyền).
Chủ thể của hợp đồng cần được mô tả ngay sau phần đầu của hợp đồng. Phần chủ thể của hợp đồng phải đưa ra các thông tin đủ để xác định và phân biệt được chủ thể của hợp đồng và các chủ thể khác.
Ví dụ: Chủ thể là doanh nghiệp thì cần có các thông tin: Tên công ty; mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; người đại diện theo pháp luật. Chủ thể là cá nhân thì cần có các thông tin: Họ tên; Số giấy tờ pháp lý cá nhân, địa chỉ cư trú. Ngoài các thông tin trên, phần mô tả chủ thể có thể có các thông tin khác gắn với chủ thể được mô tả như: số điện thoại, emai, số tài khoản ngân hàng,….
2. Đối tượng của hợp đồng
Đây là điều khoản cơ bản của tất cả các loại hợp đồng. Đối tượng là điều mà các bên hướng đến khi tham gia giao kết một hợp đồng, đó có thể là tài sản hoặc công việc được làm, không được làm.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng này cần mô tả cụ thể về đối tượng mua bán: Hàng hoá là gì? Mô tả chi tiết về kích thước, trọng lượng, số lượng và chất lượng như thế nào?
3. Số lượng, chất lượng
Số lượng, chất lượng là hai đại lượng gắn liền với đối tượng của hợp đồng. Tuỳ vào từng loại hợp đồng mà số lượng và chất lượng của đối tượng không giống nhau.
Thông thường nếu đối tượng là tài sản thì số lượng được xác định bằng các đơn vị như số đếm, trọng lượng, đơn vị đo,… Nếu đối tượng là công việc thì các bên có thể xác định số lượn thông qua công việc cụ thể bao gồm những bước nào, thực hiện ba nhiêu lần,… Cùng với số lượng, chất lượng là cơ sở để xác định giá trị hợp đồng, đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ, hay những thiệt hại vật chất khác. Các bên tự thoả thuận về tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng; có thể là giá trị của tài sản hoặc kết quả của công việc.
4. Giá, phương thức thanh toán
Giá và phương thức thanh toán là nội dung cơ bản của hợp đồng. Giá được xác định dựa trên đối tượng đó là gì, số lượng và chất lượng đó như thế nào. Các bên tự thoả thuận về giá dựa trên giá thị trường của đối tượng vào thời điểm giao kết.
Phương thức thanh toán là cách thức thực hiện việc thanh toán giá trị hợp đồng do các bên thoả thuận. Các bên có thể lựa chọn phương thức thanh toán nhanh gọn, thuận tiện nhất để thực hiện hợp đồng. Phương thức thanh toán có thể là: trực tiếp bằng tiền mặt; chuyển khoản; gián tiếp thông qua trung gian,….
Ví dụ: Hợp đồng vay vốn cần có các điều khoản về số vốn vay, cách thức thanh toán lãi suất vay, cách thức hoàn trả tiền vay
Tuy nhiên, điều khoản giá và phương thức thanh toán không phải là điều khoản bắt buộc đối với mọi hợp đồng. Bởi vì trên thực tế, khi các bên không thoả thuận về giá cả thì vẫn có thể được xác định dựa vào giá thị trường của đối tượng cùng loại.
5. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian, hoặc mốc thời gian nhất định do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Khi đến thời hạn đã thoả thuận, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các bên nên thoả thuận cụ thể thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn thực hiện hợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); thời điểm kết thúc hợp đồng.
Phương thức thực hiện hợp đồng là cách thức, biện pháp do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở để bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Theo đó, các bên có thể thỏa thực hiện nghĩa vụ trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba, thực hiện một lần hoặc nhiều lần.
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Căn cứ vào các điều khoản về nội dung, giá trị hợp đồng đồng thời dựa trên những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thoả thuận với nhau để quyết định về điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong nội dung của hợp đồng có sự tương ứng với nhau; quyền của bên này tương đương với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Quyền và nghĩa vụ của các bên không những là cơ sở để xác định hành vi vi phạm của chủ thể và trách nhiệm khi vi phạm mà còn là căn cứ để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng.
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Sự thoả thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể là phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc một loại trách nhiệm khác. Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm nhưng không thoả thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Vấn đề phạt vi phạm có thể áp dụng song song với việc tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu trường hợp vi phạm không rơi vào điều kiện được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
8. Phương thức giải quyết tranh chấp
Nội dung này nhằm tạo sự thuận lợi khi giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Các bên có thể thoả thuận chọn Toà án hoặc Trọng tài nếu tranh chấp xảy ra.
Ví dụ: Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này trước hết sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên. Nếu tranh chấp không giải quyết được thông qua hoà giải thì các bên nhất trí rằng một trong các bên có quyền đưa ra giải quyết tại Toà án nhân dân có thẩm quyền.
Trên đây là Nội dung của hợp đồng mà chúng tôi đã tổng hợp. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến hợp đồng, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật ILBS Law để được tư vấn và hỗ trợ.
Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
- Tư vấn qua khung chat trên Website hoặc email: ilbs.lawyer@gmail.com: áp dụng cho những khách hàng đang có băn khoăn, thắc mắc liên quan đến nội dung hợp đồng hoặc khi khách hàng chưa sắp xếp được thời gian hoặc chưa có nhu cầu cần phải đến văn phòng.
- Tư vấn qua điện thoại 0935.998.552: Nếu khách hàng đang cần soạn thảo, sửa đổi, bổ sung hay rà soát nội dung hợp đồng, cần gọi điện để được tư vấn ngay và đặt lịch hẹn tư vấn ngay ngày hôm sau.
- Dịch vụ Luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng: áp dụng với những trường hợp khách hàng muốn đến trực tiếp văn phòng để tư vấn và và sử dụng dịch vụ liên quan đến hợp đồng theo yêu cầu của khách hàng, Luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Xem thêm bài viết: Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp.
Bình luận