Tác phẩm phái sinh là gì? Quy định năm 2023
Việc sáng tạo một tác phẩm mới dựa trên tác phẩm cũ được gọi là tác phẩm phái sinh. Tác phẩm phái sinh này là đối tượng được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Cùng Luât ILBS Law tìm hiểu về tác phẩm phái sinh trong bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009;
- Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022;
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Contents
1. Tác phẩm phái sinh là gì?
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, Tác phẩm phái sinh bao gồm:
– Tác phẩm dịch là tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của tác phẩm được dịch.
– Tác phẩm phóng tác là tác phẩm mô phỏng theo nội dung của tác phẩm được phóng tác, có thể được chuyển từ thể loại này sang thể loại khác hoặc sửa đổi trong cùng một thể loại, bao gồm cả sửa đổi bố cục tác phẩm để làm cho tác phẩm phù hợp với điều kiện khác nhau của việc khai thác, sử dụng.
– Tác phẩm biên soạn là tác phẩm được soạn ra từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩm đã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.
– Tác phẩm chú giải là tác phẩm được sáng tạo từ việc làm rõ nghĩa và nội dung một số từ, câu hoặc sự kiện, điển tích, địa danh nêu tại tác phẩm được chú giải.
– Tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm được chọn lọc từ các tác phẩm đã có của một hoặc nhiều tác giả theo thời gian hoặc chủ đề nhất định, bao gồm cả tác phẩm tuyển tập, hợp tuyển.
– Tác phẩm cải biên là tác phẩm được soạn lại, viết lại, chuyển soạn lại hoặc thay đổi hình thức diễn đạt khác với tác phẩm được dùng để cải biên theo mục đích, yêu cầu nhất định trong trường hợp cụ thể.
– Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được chuyển từ loại hình này sang loại hình khác hoặc tác phẩm được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật khác với tác phẩm được chuyển thể trong cùng một loại hình.
2. Điều kiện bảo hộ tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc
Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009 quy định tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Điều này có thể được hiểu rằng tác phẩm phái sinh không được gây tổn hại đến quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả tác phẩm gốc.
– Được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
– Phải mang dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh
Tác phẩm phái sinh là một tác phẩm sáng tạo từ tác phẩm gốc nên để được bảo hộ một cách độc lập, phải thể hiện được sự sáng tạo mới mẻ mang dấu ấn tác giả của nó nhưng đồng thời phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền tài sản của tác giả tạo ra tác phẩm gốc và không trái với thuần phong mỹ tục.
Do vậy, tác phẩm phái sinh muốn được bảo hộ một cách độc lập thì nó phải thể hiện được sự sáng tạo nhất định về hình thức thể hiện nội dung, ý nghĩa, giai điệu…dựa trên tác phẩm gốc và mang dấu ấn riêng biệt của tác giả tác phẩm phái sinh.
Qúy khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết: Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, Qúy khách hàng đã có cho mình những thông tin cần thiết về tác phẩm phái sinh. Nếu còn vướng mắc, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những phương thức sau:
– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.
– Tư vấn qua hòm thư điện tử (email): Quý Khách hàng có thể gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử ilbs.lawyer@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.
– Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0935.998.552 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.
Bình luận